PHÒNG CHẨN TRỊ Y HỌC CỔ TRUYỀN BẢO KHANG ĐƯỜNG
T2 - T7 - 8:00 AM - 20:00 PM Hotline: 0907 980 886

Chữa bệnh liệt mặt bằng đông y được đánh giá cao bởi nền Y học Cổ Truyền

Chữa bệnh liệt mặt bằng đông y được đánh giá cao bởi nền Y học Cổ Truyền

Hiện nay giải pháp chữa liệt mặt bằng đông y được đánh giá là một giải pháp chữa bệnh an toàn và đem lại hiệu quả cao. Kết hợp giữa phương pháp châm cứu, bài thuốc đông y và phương pháp vật lý trị liệu phù hợp với cơ địa sẽ giúp trị tận gốc căn bệnh này.

Góc nhìn của đông y về căn bệnh liệt mặt

Theo y học cổ truyền thì căn bệnh liệt mặt còn có tên gọi khác là trúng phong hàn ở kinh lạc. Sau khi gặp mưa, gió lạnh, tự nhiên mắt không nhắm được, miệng méo cùng bên với mắt, uống nước trào ra không huýt sáo được, toàn thân có hiện tượng sợ lạnh, rêu lưỡi trắng, mạch phù.

Liet Mat Anh Huong Sinh Hoat(1)

Phương pháp chữa: khu phong tán hàn, hoạt lạc (hoạt huyết, hành khí). Chú trọng vào việc bồi bổ máu huyết, tăng lượng lưu thông của máu để dần dần phục hồi chức năng của dây thần kinh, tăng độ bền thành mạch.

Chữa bệnh liệt mặt bằng đông y với những phương pháp nào?

Tùy theo từng thể bệnh mà đông y áp dụng những bài thuốc và cách châm cứu khác nhau. Bên cạnh đó thì giải pháp vật lý trị liệu và tập luyện cơ cũng là 2 giải pháp được đông y áp dụng điều trị liệt mặt.

Bài thuốc uống và phương pháp châm cứu chữa liệt mặt

Thể phong hàn

Triệu chứng: Sau khi bị lạnh xuất hiện miệng méo, mắt nhắm không kín, ăn uống, nhai cơm đọng lại ở má bên liệt, nhân trung lệch về bên lành, rãnh mũi má mất. Kèm theo triệu chứng toàn thân như sợ gió, sợ lạnh, tiểu tiện bình thường hoặc trong dài, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù khẩn.

Phương pháp chữa: khu phong tán hàn, hoạt lạc (hoạt huyết, hành khí).

Bài thuốc uống

Chua Benh Mat Ngu Bang Dong Y Dung Cach 1

Bài thuốc 1: Ké đầu ngựa, Tang ký sinh, ngưu tất, uất kim, quế chi, trần bì, bạch chỉ, hương phục, kê huyết đằng.

Bài thuốc 2: Ngưu tất, thục địa, hoàng cầm, bạch truật, phục linh, đẳng sâm, tần giao, bạch thược, khương hoạt, xuyên khung, cam thảo, ngưu tất, bạch chỉ, độc hoạt.

Châm cứu

Trong trường hợp này thì nên châm các huyệt tại chỗ như thừa tương, ế phong, dương bạch, toản trúc, tình minh, ty trúc không, đồng tử liệu, thừa khắp, nghinh hương, giáp xa, địa thương, nhân trung.

Có thể châm cứu toàn thân thêm huyệt Hợp cốc, Phong trì. Châm kích thích điện vào các huyệt trên. Thời gian châm từ 15-30 phút.

Thể phong nhiệt

Triệu chứng gây bệnh: Các triệu chứng như thể phong hàn kèm theo triệu chứng toàn thân như sốt, sợ gió, tiểu tiện vàng, đại tiện táo, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch phù.

Phương pháp chữa: Khu phong, thanh nhiệt, hoạt huyết (khi có sốt) khu phong, bổ huyết, hoạt lạc (khi hết sốt).

Bài thuốc uống

Bài thuốc 3: Bồ công anh, ké đầu ngựa, ngưu tất, đan sâm, xuyên khung, kim ngân hoa, thổ phục linh.

Châm cứu

Châm các huyệt như trên kết hợp thêm huyệt Khúc tri, nội đình. Mỗi ngày châm 1 lần, mỗi lần 30 phút, 1 liệu trình khoảng 10 ngày.

Thể huyết ứ

Triệu chứng: Các dấu hiệu liệt mặt như thể phong hàn, thường xuất hiện sau chấn thương té ngã, phẫu thuật vùng tai, xương chẩm hay nhổ răng.

Phương pháp chữa: Hoạt huyết, hành khí.

Bài thuốc uống

Bài thuốc 4: Đan sâm, chỉ xác, trần bì, hương phụ, tô mộc, ngưu tất, uất kim, xuyên khung.

Châm cứu

Cham Cuu Liet Mat

Châm các huyệt tại chỗ như trên. Châm cứu toàn thân chấm thêm huyệt Huyết hải, túc tam lý.

Phương pháp vật lý trị liệu

Bệnh nhân mắc bệnh liệt mặt có thể điều trị bệnh bằng phương pháp vật lý trị liệu như sau:

  • Thực hiện nhắm và mở cơ mắt, đảo mắt bên liệt
  • Người bệnh nên tập nhướng mày, kết hợp với tập huýt sáo, thổi lửa, súc miệng hơi.
  • Cười nhếch miệng bên liệt, tập mím môi.
  • Đồng thời tập phát âm các chữ cái như: A,B,P,I,U…
Back To Top