Viêm loét dạ dày
Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày
Theo Y học cổ truyền bệnh loét dạ dày được mô tả trong chứng ‘‘vị quản thống’’. Y học cổ truyền cho rằng nguyên nhân của bệnh là do các yếu tố về tinh thần như: lo lắng, suy nghĩ, tức giận quá độ và kéo dài sẽ ảnh hưởng đến chức năng của tạng tỳ, vị làm tỳ không kiện vận vị mất chức năng thu nạp dẫn đến khí trệ, huyết ứ, đau bụng, đầy bụng, chậm tiêu, buồn nôn và nôn.
Tức giận nhiều sẽ gây ảnh hưởng đến tạng can, làm can khí uất kết ảnh hưởng đến chức năng của tạng tỳ, vị. Nếu can khí uất lâu ngày sẽ hóa hỏa, hỏa sẽ thiêu đốt tân dịch làm tổn thương đến vị âm làm chính khí suy tổn.
Ngoài ra, còn do ngoại cảm hàn tà xâm nhập vào vị hoặc do ăn uống không điều độ ảnh hưởng đến tỳ vị: như ăn quá no hoặc để quá đói, ăn quá nhiều đồ béo ngọt, cay nóng, chua, mặn, lạnh đều làm ảnh hưởng đến chức năng của tỳ vị, làm khí cơ bị trở trệ dẫn đến đau.
Đối phó với bệnh viêm loét dạ dày không khó nhưng cần “đúng bệnh đúng thuốc”
Ở Việt Nam hiện nay, tình trạng mắc bệnh viêm dạ dày khá phổ biến ở mọi lứa tuổi với cả nam và nữ. Điều trị viêm loét dạ dày bằng phương pháp nào để đạt hiệu quả và an toàn đang là vấn đề mà các nhà nghiên cứu y học cả Đông và Tây y rất quan tâm. Hiện nay, người bệnh thường áp dụng các phương pháp điều trị như.
Điều trị viêm loét dạ dày bằng Tây y
Bệnh nhân được khám và chẩn đoán bệnh một cách chính xác sau khi được khám lâm sàng, nội soi, …Tùy từng loại bệnh và mức độ mà các bác sĩ sẽ kê các loại thuốc giảm tiết acid, kháng acid, diệt HP…Người bệnh có thể tự sử dụng tại nhà theo liệu trình và đơn thuốc của bác sĩ kê.
Những loại thuốc này có tác dụng nhanh, hiệu quả trong việc khắc phục viêm loét dạ dày, viêm loét dạ dày cấp cấp tính.
Một số lưu ý khi áp dụng thuốc Tây:
- Tác dụng giảm các triệu chứng trong 1 thời gian nhất định và phải dùng thuốc nhiều lần.
- Không tự ý mua thuốc, dùng 1 đơn thuốc cho các giai đoạn bệnh.
- Việc sử dụng thuốc chữa đau dạ dày trong thời gian dài có thể dẫn tới tình trạng nhờn thuốc hoặc gây ảnh hưởng tới các cơ quan khác.
Khắc phục viêm loét dạ dày hiệu quả từ bài thuốc y học cổ truyền
Theo những phân tích ở trên, cách điều trị viêm loét dạ dày bằng thuốc Tây y là phương pháp có tính hiệu quả cao trong trường hợp các bệnh dạ dày thể cấp tính. Trong khi thuốc Đông y thể hiện rõ ưu điểm trong việc khắc phục viêm loét dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng ở thể mãn tính. Việc sử dụng thuốc điều trị viêm loét dạ dày bằng đông y sẽ tập trung vào nguyên tắc giáng nghịch khí để chống trào ngược, tiêu viêm từ đó giúp làm lành các vết viêm loét dạ dày, giảm stress, kiện tỳ vị để tăng cường chức năng tiêu hóa và co bóp thức ăn của dạ dày, chống đầy bụng khó tiêu.
Thành phần: Bao gồm một số dược liệu chính như tuyền phúc hoa, đại giả thạch, chế bán hạ, đảng sâm, chích thảo, đại táo, sinh khương,..kết hợp một số thảo dược quý đều có ở PHÒNG CHẨN TRỊ Y HỌC CỔ TRUYỀN BẢO KHANG ĐƯỜNG
Công dụng: Các vị thảo dược sẽ giúp điều hòa, điều chỉnh lại quá trình tiết acid của dạ dày. Tiêu viêm, giải độc phục hồi lớp niêm mạc dạ dày bị tổn thương. Thuốc có tác động trực tiếp vào tổn thương ở thành dạ dày, hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn HP đồng thời tái tạo niêm mạc, tăng cường sức đề kháng từ đó cải thiện sức khỏe từ bên sâu trong.