PHÒNG CHẨN TRỊ Y HỌC CỔ TRUYỀN BẢO KHANG ĐƯỜNG
T2 - T7 - 8:00 AM - 20:00 PM Hotline: 0907 980 886

HỒ TIÊU – 胡椒 (hú jiāo)

Tên khoa học

Piper nigrum

Tên khác

Tiêu. Mạy lòi (Tày),

Xuất xứ

Được trồng ở nhiều tỉnh miền Nam nước ta, nhiều nhất là ở Châu Đốc, Phú Quốc, Hà Tiên, Bà Rịa, Quảng Trị. Tại miền Bắc đã bắt đầu trồng tại các vùng như Vĩnh Linh, hiện đang cố di chuyển dần ra phía bắc miền Bắc nước ta.

Bộ phận dùng

Quả phơi khô.

Thành phần hóa học

Tinh dầu (1.5 – 2.2%) và hai ancaloit (piperin và chavixin). Ngoài ra còn có một số chất khác như xenluloza, muối khoáng, 8% chất béo, 36% tinh bột và 4,5% độ tro,…

Tinh vị, quy kinh

Vị cay, nóng. Quy kinh Vị, Đại trường.

Công dụng

Tăng tiết dịch vị, dịch tụy, làm tăng huyết áp, sát trùng, diệt ký sinh trùng, đuổi sâu bọ

Chủ trị

Kích thích sự tiêu hoá, giảm đau (chữa răng đau), đau bụng

Y học hiện đại

  • Dùng liều nhỏ tăng dịch vị, dịch tuỵ, hồ tiêu kích thích tiêu hoá, làm ăn ngon cơm, nhưng liều lớn kích thích niêm mạc dạ dày gây sung huyết và viêm cục bộ, gây sốt, viêm đường tiểu tiện, đi đái ra máu.
  • Hồ tiêu còn có tác dụng sát trùng, diệt ký sinh trùng, gây hắt hơi. Mùi hồ tiêu đuổi các sâu bọ, do đó hồ tiêu được dùng bảo vệ quần áo len khỏi bị nhậy cắn.

Liều dùng

2 – 4g/ngày.

Lưu ý

không sử dụng những vị thuốc có tính cay nóng cho những người thể trạng nhiệt. Những người có nhiệt trong người, âm hư thì nên tránh dùng hạt tiêu.

Back To Top