PHÒNG CHẨN TRỊ Y HỌC CỔ TRUYỀN BẢO KHANG ĐƯỜNG
T2 - T7 - 8:00 AM - 20:00 PM Hotline: 0907 980 886
Img 2298

KIM TÂN SẢN HẬU( hành khí, ích khí sinh tân, thông kinh, hoạt huyết,…)

Công năng-Chủ trị: có tác dụng hành khí (Huơng Phụ), ích khí sinh tân (Đảng Sâm), thông kinh (Ích Mẫu), hoạt huyết (Hồng Hoa, Bạch Chỉ), thanh nhiệt lợi thấp (Nhân Trần), giúp cho toàn bộ bài thuốc có tác dụng bồi dưỡng (bổ huyết) và trị các chứng huyết ứ ở phụ nữ sau sinh. Các vị thuốc được gia thêm có tính dược cân bằng và có tác dụng tốt cho phụ nữ sau khi sanh.

Thông tin thuốc

THÔNG TIN CƠ BẢN:
Công thức của bài thuốc gia truyền SẢN HẬU KIM TÂN dùng bài thuốc Cổ phương tứ vật thang làm nền, gia thêm một số vị nhằm hỗ trợ và cân bằng tính năng an toàn nhiều mặt cho phụ nữ sau khi sinh.

THÀNH PHẦN:
Đương Qui, Bạch Thược, Thục địa, Xuyên Khung, Hương Phụ, Bạch Chỉ, Hồng Hoa, Đảng Sâm, Nhân Trần, Ích Mẫu.

CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Trong Cổ phương tứ vật thang: Dùng Đương qui Vi Quân, Bạch thược Vi Thần, Thục địa Vi Tá và Xuyên khung Vi Sứ.

Đương Qui: là vị thuốc đi vào Thủ thiếu âm tâm kinh mà sinh huyết, vào Túc thái âm tỳ kinh mà thông huyết, vào Túc quyết âm can kinh mà tàng huyết; có tác dụng chính là dưỡng huyết, sinh huyết, tàng huyết và hành huyết, hoạt huyết. Trong Dược tính luận Đông Y Dược, Đương Qui là vị thuốc bổ máu trong các bài thuốc dùng cho phụ khoa như Tiêu Dao thang, Sinh Hóa thang.

Bạch thược: Có tác dụng bổ trung tiêu, đi vào tỳ tinh, thu liễm âm khí, tả tà khí. Những bệnh cần tả hạ đều là Thái âm bệnh, không thể thiếu vị thuốc này với tác dụng liễm âm, dưỡng huyết, bình can, chỉ thống.

Thục Địa: là vị thuốc chính đi vào huyết phận, cũng là vị thuốc thiết yếu dùng trong các bài thuốc trị bệnh phụ khoa, có tác dụng làm mạnh nguyên khí của thận, là vị thuốc cội nguồn sinh huyết bổ âm thủy.

Xuyên Khung: là vị thuốc thuận huyết, hành huyết, tán phong tà. Thuốc dẫn lên thượng đỉnh đầu mặt và còn có thể đi xuống huyết hải, tán phong tà ở can kinh, trị thiếu dương huyết âm kinh đầu thống, cũng là thánh dược trị huyết hư đầu thống.

Công thức của bài thuốc Sản hậu KIM TÂN ngoài cổ phương TỨ VẬT THANG còn gia thêm 6 vị; Hương Phụ, Bạch Chỉ, Hồng Hoa, Đảng Sâm, Ích Mẫu, Nhân Trần, có tính vị quy kinh và tác dụng như sau:

Hương Phụ: vị cay hơi đắng tính bình, vào kinh can và 12 kinh mạch; có tác dụng điều khí giải uất, thông kinh, chỉ thống; chủ trị khí uất, ngực bụng chướng đau, chữa các chứng phụ nữ trước và sau sinh nở, thống kinh.

Theo y học cổ truyền, sách Thang dịch bản thảo ghi: “Hương phụ huyết trung chí khí dược dã. Dùng trong bài thuốc Băng Lậu, là thuốc ích khí mà chỉ huyết, cũng có thể khử huyết ngưng.”

Bạch Chỉ: vị cay tính ôn, vào 3 kinh: phế, vị và đại tràng, có tác dụng hoạt huyết, làm thần kinh hưng phấn,, làm cho máu huyết trong toàn thân vận chuyển nhanh chóng.

Theo y nọc cổ truyền, sách bản kinh: “chủ nữ tử lậu hạ xích bạch,huyết bế âm thủng,hàn nhiệt,đầu phong xâm mục lệ xuất”

Sách bản thảo cầu chân “vị Bạch Chỉ khí ôn lực hậu, thông khiếu hành biểu… Trị các chứng huyết băng, huyết bế, sản hậu thương phong”.

Hồng Hoa: vị cay tính ôn, vào 2 kinh: tâm, can; có tác dụng hoạt huyết thông kinh (nếu dùng nhiều), sinh huyết (nếu dùng ít) chủ trị các chứng kinh bế sau sinh, bụng đau do ứ huyết.

Theo y học Cổ Truyền:

  • Sách Dược phẩm hóa nghĩa ghi: “Hồng Hoa chuyên thông lợi kinh mạch, là khí dược trong huyết, vừa có thể tả, vừa có thể bổ”.
  • Sách bản thảo hội ngôn: “Hồng Hoa là thuốc phá huyết, hành huyết, hòa huyết, chủ nhiều bệnh thai sản do huyết nhiệt hoặc do huyết phiền, huyết vựng…”

Đảng Sâm: vị ngọt tính bình, vào 2 kinh: phế, tỳ; tác dụng: bổ trung ích khí, sinh tân, dưỡng huyết, chủ trị các chứng trung khí bất túc, khí tâm lưỡng hư, khí hư hoặc khí huyết lưỡng hư. Dùng làm thuốc bổ thay nhân sâm với liều cao.

Theo y học cổ truyền, sách bản thảo Chính nghĩa ghi: “Đảng sâm bổ tỳ dưỡng vị, nhuận phế sinh tân, kiện vận trung khí, so với nhân sâm không thua mấy. Thuốc kiện tỳ mà không gây táo, dưỡng vị âm mà không gây thấp; nhuận phế mà không gây mát lạnh,dưỡng huyết mà không gây nệ trệ”…

Ích Mẫu: vị đắng cay tính hơi hàn, vào 3 kinh: tâm, can, bàng quang; tác dụng hoạt huyết thông kinh. Ích Mẫu có khả năng trục huyết ứ, sinh huyết mới, chữa các chứng đau bụng sau sinh, sau sinh huyết hư ra không hết.

Theo y học cổ truyền:

Sách bản thảo diễn nghĩa: “Ích Mẫu trị các bệnh trước và sau sanh, hành huyết, dưỡng huyết, nấu cao uống trị sanh khó”.

Sách Cảnh nhạc toàn thư: “Ích Mẫu tính hoạt mà lợi, chuyên trị các chứng đàn bà thai sản, vì vậy có tên là Ích Mẫu, là vị thuốc mà đàn bà cần dùng…”

Nhân Trần: vị đắng tình hơi hàn,vào 3 kinh: can, đởm, bàng quang; có tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp, dùng chửa thân thể nóng, da vàng,thông tiểu tiện,vàng da, gan.

Theo sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của Đỗ Tất Lợi: Nhân Trần thường dùng để chữa bệnh cho phụ nữ sau khi sinh, giúp cho ăn ngon, chóng hồi phục cơ thể.

Trong những bài thuốc dùng cho phụ nữ sau khi sanh, Nhân Trần được phối hợp với Ích Mẫu để làm tăng tác dụng của Ích Mẫu.

Tóm lại, bài Tứ Vật Thang, theo Cổ phương có tác dụng bổ huyết, được gia thêm các vị thuốc có tác dụng hành khí (Huơng Phụ), ích khí sinh tân (Đảng Sâm), thông kinh (Ích Mẫu), hoạt huyết (Hồng Hoa, Bạch Chỉ), thanh nhiệt lợi thấp (Nhân Trần), giúp cho toàn bộ bài thuốc có tác dụng bồi dưỡng (bổ huyết) và trị các chứng huyết ứ ở phụ nữ sau sinh. Các vị thuốc được gia thêm có tính dược cân bằng và có tác dụng tốt cho phụ nữ sau khi sanh.

Back To Top